Bối cảnh Hải_chiến_Guadalcanal

Lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal.Sân bay Henderson ít lâu sau khi quân Nhật tấn công bị đẩy lui.

Chiến dịch Guadalcanal kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ ngày 07 tháng 8 năm 1942, khi lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên các đảo Guadalcanal, Tulagi và Florida trong quần đảo Solomon vốn là thuộc địa của Anh. Việc đổ bộ là nhằm ngăn chặn việc Nhật Bản sử dụng các đảo trên làm căn cứ đe dọa đến con đường vận chuyển giữa Hoa KỳÚc; và sử dụng các đảo này làm điểm tựa để mở một chiến dịch đánh chiếm lại toàn bộ quần đảo Solomon cũng như để cô lập hay đánh chiếm căn cứ lớn Nhật Bản tại Rabaul, trong khi vẫn cung cấp hỗ trợ cho quân Đồng Minh trong chiến dịch New Guinea. Nhật Bản đã đánh chiếm Tulagi và bắt đầu xây dựng một căn cứ không quân trên đảo Guadalcanal vào tháng 6 năm 1942[5].

Vào lúc hoàng hôn ngày 08 tháng 8, 11.000 lính của lực lượng quân Đồng Minh đã kiểm soát được Tulagi, các đảo lân cận, và một sân bay đang được xây dựng của Nhật Bản tại Lunga Point sau này được gọi là Henderson. Lực lượng không quân được cử đến sân bay Henderson được gọi là "Không lực Xương Rồng" (Cactus Air Force) theo tên mã mà quân Đồng Minh đặt cho Guadalcanal. Để bảo vệ sân bay, lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ đã thiết lập một vành đai phòng thủ quanh Lunga Point. Quân tiếp viện được chở đến hai tháng sau đó tăng số lính của Hoa Kỳ tại Lunga Point lên 20.000 người[6][7][8][9].

Để đối phó, Bộ Tổng chỉ huy của Nhật Bản đã giao nhiệm vụ cho Tập đoàn quân 17, một đơn vị cỡ quân đoàn đang đóng tại Rabaul dưới sự chỉ huy của trung tướng Hyakutake Harukichi, đánh chiếm lại Guadalcanal. Các đơn vị của Tập đoàn quân 17 bắt đầu di chuyển tới Guadalcanal vào ngày 19 tháng 8 để đánh bật lực lượng Đồng Minh ra khỏi đảo[10][11][12].

Bị đe dọa bởi máy bay CAF xuất phát từ sân bay Henderson Nhật Bản không thể sử dụng các tàu vận tải lớn và chậm để chuyển quân cùng quân nhu đến đảo. Thay vào đó họ sử dụng các tàu chiến đóng tại Rabaul và quần đảo Shortland. Các tàu chiến của Nhật Bản, chủ yếu là các tuần dương hạm hạng nhẹkhu trục hạm từ Hạm đội 8 dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi, thường có thể thực hiện chuyến đi dọc theo "Cái khe" eo biển New Georgia đến Guadalcanal và quay trở về chỉ trong một đêm, thời điểm mà phi đội Đồng Minh không thể hoạt động. Việc chuyển quân theo cách này lại không thể mang nhiều lính cùng quân nhu cũng như hầu hết các khí tài quân sự hạng nặng, như pháo hạng nặng, phương tiện cơ giới hay một lượng lớn lương thực và đạn dược đến Guadalcanal. Quân Đồng Minh đã gọi các tàu chiến tốc độ cao xuất hiện tới lui đến Guadalcanal trong suốt chiến dịch là Đoàn tàu tốc hành Tokyo (Tokyo Express) còn Nhật Bản thì gọi chúng là "Đoàn tàu chở chuột" Nezumi Yusō (鼠輸送)[13].

Chiếc tàu sân bay Hornet đang chìm trong trận chiến quần đảo Santa Cruz.Phi đội Nhật tấn công đoàn tàu vận tải của Hoa Kỳ ngoài khơi Guadalcanal ngày 12 tháng 11.

Nỗ lực đầu tiên của phía Nhật Bản nhằm tái chiếm sân bay Henderson bị thất bại khi một lực lượng 917 quân bị đánh bại vào ngày 21 tháng 8 trong Trận Tenaru. Cố gắng tiếp theo từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9 kết thúc với việc 6.000 binh lính dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Kiyotake Kawaguchi bị đánh bại trong Trận chiến đồi Edson.[14]

Trong tháng 10, quân Nhật định đánh chiếm sân bay Henderson bằng cách gửi thêm 15.000 quân, chủ yếu là lực lượng của Sư đoàn 2 tới Guadalcanal. Thêm vào việc chuyển quân bằng Đoàn tàu tốc hành Tokyo, Nhật Bản cũng thành công trong việc gửi một đoàn vận tải lớn dùng nhiều tàu vận tải có tốc độ chậm hơn. Để tiến hành chuyến vận tải này, hai tàu chiến của Nhật tiến hành bắn phá ban đêm sân bay Henderson trong ngày 14 tháng 10, khiến đường băng của sân bay bị hỏng nặng, ½ số máy bay của CAF bị phá hủy, phần lớn số nhiên liệu phi cơ bị đốt. Mặc dù phải chịu nhiều hư hại nặng, quân Hoa Kỳ trên đảo vẫn có thể phục hồi hai đường bay, nhận thêm máy bay và nhiên liệu phi cơ thay thế, và dần khôi phục CAF trong vài tuần tiếp theo tới mức trước khi bị pháo kích.[15]

Tiếp theo đó Nhật Bản cố gắng đánh chiếm lại đảo với đội quân mới vừa được đưa đến từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 10 và bị thất bại nặng trong trận chiến sân bay Henderson. Cùng lúc đó hạm đội Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc Yamamoto Isoroku Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Nhật Bản, đã đánh bại lực lượng hải quân của quân Đồng Minh trong trận chiến quần đảo Santa Cruz và buộc các tàu của quân Đồng Minh phải rút ra khỏi khu vực. Tuy nhiên các tàu sân bay của Nhật Bản cũng phải trở về vì tổn thất về máy bay và phi công[16]. Sau đó các tàu chủ lực của Yamamoto quay trở về căn cứ chính tại TrukMicronesia, còn các tàu sân bay thì quay về Nhật Bản để sửa chữa và nhận máy bay mới[17].

Quân đội Nhật Bản lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào Guadalcanal khác vào tháng 11 năm 1942, nhưng phải có quân tiếp viện trước khi kế hoạch có thể được thực hiện. Quân đội yêu cầu Yamamoto trợ giúp gửi tiếp viện đến đảo và hỗ trợ họ trong cuộc tấn công vào lực lượng Đồng Minh đang cố thủ sân bay Henderson. Để hỗ trợ cho việc tiếp viện, Yamamoto tập hợp 11 tàu vận tải cỡ lớn để chuyển 7.000 quân của sư đoàn bộ binh số 38 cùng đạn dược, lương thực và các trang thiết bị hạng nặng Rabaul đến Guadalcanal. 11 tàu vận tải dùng để vận chuyển binh lính, trang thiết bị và quân nhu gồm Arizona Maru, Kumagawa Maru, Sado Maru, Nagara Maru, Nako Maru, Canberra Maru, Brisbane Maru, Kinugawa Maru, Hirokawa Maru, Yamaura Maru và Yamatsuki Maru. Ông cũng đã cử các tàu chiến từ Truk gia nhập hạm hạm đội ngày 09 tháng 11 trong đó có hai thiết giáp hạm. Hai thiết giáp hạm HieiKirishima được trang bị đạn nổ sát thương (đạn nổ mảnh) dùng để pháo kích vào Henderson trong đêm ngày 12-13 tháng 11, nhằm phá hủy sân bay cùng phi đội máy bay đang đóng ở đó, tạo điều kiện cho các tàu vận tải lớn và chậm chạp đến Guadalcanal đổ quân an toàn ngày hôm sau[18][19]. Hạm đội sẽ nhận lệnh chỉ huy từ soái hạm Hiei mà Phó Đô đốc Abe Hiroaki đang chỉ huy.[20].

Vì bị đe dọa thường xuyên bởi máy bay và tàu chiến Nhật, lực lượng Đồng Minh gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp viện cho lực lượng trên bộ tại Guadalcanal, nơi phải thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công của Nhật Bản từ đất liền và biển[21]. Vào đầu tháng 11 năm 1942, mạng lưới tình báo của quân Đồng Minh biết được Nhật Bản dang chuẩn bị để đánh chiếm Henderson một lần nữa[22]. Vì thế Hoa Kỳ đã gửi Lực lượng Đặc nhiệm 67 cùng đoàn tàu vận tải chở một lượng lớn lính tiếp viện và quân nhu, chia ra làm hai nhóm dược chỉ huy bởi Chuẩn Đô đốc Richmond K. Turner đến Guadalcanal vào ngày 11 tháng 11. Đoàn tàu vận tải được bảo vệ bởi hai đoàn tàu hộ tống dưới sự chỉ huy của các Chuẩn Đô đốc Daniel J. CallaghanNorman Scott cùng phi đội tại Henderson ở Guadalcanal. Lực lượng tiếp viện của Hoa Kỳ gồm 5.500 lính và tiểu đoàn kỹ sư hàng không hàng hải số 1 thay thế cho lực lượng mặt đất và trên không, tiểu đoàn thay thế lính thủy đánh bộ số 4 (hai tiểu đoàn này thuộc trung đoàn số 182 của Hoa Kỳ) cùng đạn dược và quân nhu. Nhóm tàu vận tải đầu tiên tên TF 67.1 được chỉ huy bởi thuyền trưởng Ingolf N. Kiland bao gồm các chiếc McCawley, Crescent City, President AdamsPresident Jackson. Nhóm tàu vận chuyển thứ hai tên TF 62.4 bao gồm các chiếc Betelgeuse, LibraZeilin[23][24][25][26].Đoàn tàu vận tải bị tấn công rất nhiều lần vào ngày 11-12 tháng 11 bởi các máy bay của Nhật Bản đóng tại Buin ở Bougainville trong quần đảo Solomon nhưng hầu hết đã đến được Guadalcanal và đổ quân với các hư hại không nghiêm trọng[27][28][29].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải_chiến_Guadalcanal http://www.combinedfleet.com/atully03.htm http://www.historynet.com/battle-of-guadalcanal-fi... http://www.historynet.com/second-naval-battle-of-g... http://www.ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=9 http://www.history.army.mil/books/wwii/GuadC/GC-fm... http://www.history.army.mil/books/wwii/GuadC/gc-07... http://www.dcfp.navy.mil/mc/museum/War_Damage/57.p... http://www.ibiblio.org/hyperwar/USMC/I/index.html http://www.ibiblio.org/hyperwar/USN/USN-CN-Guadalc... http://www.navsource.org/archives/01/57b.htm